Bí quyết để sắp xếp hàng hóa trong kho một cách khoa học

Những tấm biển chỉ dẫn về vị trí hàng hóa, chủng loại hàng hóa giúp các nhân viên sắp xếp hàng một cách khoa học. Nhân viên mới đến không hề khó khăn mỗi khi cần thiết tìm kiếm một loại hàng hóa nào đó. Không những thế, việc dán mã sản phẩm lên các cánh tủ, lên giá bày hàng tạo sự gọn gàng, khoa học và dễ tìm kiếm.

quan-ly-kho-khong-dung-phan-mem

Hàng hóa trong kho được sắp xếp khoa học là một trong những yếu tố giúp việc tìm kiếm, vận chuyển diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian và sức lực. Nếu doanh nghiệp của bạn vẫn chưa có được cách sắp xếp hàng hóa trong kho thực sự hợp lý thì bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn một số phương thức để giải quyết vấn đề này.

1. Sử dụng các chỉ dẫn để nhận diện hàng hóa

Cách đơn giản nhất để nhận diện hàng hóa trong kho là việc dán các nhãn chỉ dẫn có đề nhà sản xuất, mã hàng, tên sản phẩm, ngày nhập kho.

Trên thực tế, có rất nhiều hàng hóa không thể nhận diện được nhà sản xuất hoặc không thể đọc bằng tiếng Việt thì cần dán nhãn để dễ dàng tìm kiếm.

Những tấm biển chỉ dẫn về vị trí hàng hóa, chủng loại hàng hóa giúp các nhân viên sắp xếp hàng một cách khoa học. Nhân viên mới đến không hề khó khăn mỗi khi cần thiết tìm kiếm một loại hàng hóa nào đó. Không những thế, việc dán mã sản phẩm lên các cánh tủ, lên giá bày hàng tạo sự gọn gàng, khoa học và dễ tìm kiếm.
2. Thực hện các trong kho

– Thủ kho chính là người chủ động và có các hướng để sắp xếp hàng hóa trong kho. Với việc lập sơ đồ kho kèm các chỉ dẫn và dán ngay ngoài cửa thì việc tìm kiếm, kiểm kê hàng hóa diễn ra nhanh chóng hơn nhiều. Một khi thay đổi các thức sắp xếp hoặc phát sinh hàng hóa thì người thủ kho cũng phải nhanh chóng cập nhật vào sơ đồ kho, kèm theo ngày cập nhật đề phòng sự nhầm lẫn. Có thể dùng các chữ cái như A, B, C… để đánh dấu các kệ; A1, A2 để đánh dấu các tầng của kệ… Trên mỗi kệ cần dán nhãn chỉ vị trí và sử dụng mũi tên để dễ hình dung.

– Việc hướng dẫn, kiểm soát xếp dỡ hàng hóa trong kho được chịu trách nhiệm bởi người thủ kho. Họ phải đảm bảo rằng các công cụ và cách thức xếp dỡ được sử dụng là phù hợp và không làm tổn hại đến sản phẩm.

– Chỉ có thủ kho mới có quyền đưa hàng hóa vào hay chuyển dịch chúng từ các vị trí trong kho, trừ những cá nhân được ủy quyền.

– Trước khi nhập hàng, kho có trách nhiệm sắp xếp mặt bằng sạch sẽ và ngăn nắp, gọn gàng.

– Hàng hóa trong quá trình xếp dỡ, di chuyển phải nhẹ nhàng và tránh va chạm, đổ vỡ

– Các khu vực dễ có nước mưa hắt khi mưa lớn phải có giá, kệ cao để bày hàng.

– Hàng hóa sau khi xuất xong phải được thu xếp gọn gàng, để có nơi trưng bày loại hàng hóa khác, các loại hàng hóa dư phải để vào khu vực riêng.

3. Bảo quản hàng hóa

– Với các loại hàng hóa có chỉ dẫn bảo quản trên bao bì cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất

– Đối với các loại thực phẩm, gia vị mau hư hỏng, thủ kho phải trao đổi với nhân viên mua hàng và bộ phận sử dụng để có biện pháp bảo quản phù hợp.

– Tất cả các hàng hóa dễ bị hư hỏng thuộc loại thực phẩm phải quản lý theo nguyên tắc FIFO

Và với cách sắp xếp hàng hóa một cách khoa học sẽ tạo thuận lợi cho việc kiểm kê hàng hóa, nhanh chóng trong xuất nhập hàng hóa và việc sử dụng hệ thống các loại máy móc như máy quét mã vạch, máy in mã vạch… được phát huy hiệu quả tối đa.

Cùng Danh Mục

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *