Những tuyệt chiêu để bán hàng online “đắt như tôm tươi”

Thế nhưng không phải “ông chủ bà chủ nào” cũng có thể bán đắt hàng như tôm tươi đâu nhé, buôn bán là cả một nghệ thuật đấy, nhất là lại . Hãy tham khảo 7 tuyệt chiêu mà iOne mách nước cho bạn dưới đây, bạn thử áp dụng xem khách hàng có gọi điện rào rào không nào.

Cach-thu--phuong-tien-de-ban-hang-truc-tuyen-thanh-cong
Nếu bạn có ý định hoặc đang bán quần áo trên mạng thì một số mẹo sau sẽ giúp bạn hoặc tăng doanh thu.

Đừng quên ghi rỡ cỡ quần áo

Kích cỡ là một thông số quan trọng đối với quần áo. Những người mua quần áo qua mạng thì lại càng quan tâm đến điều này. Chính vì vậy, nếu bạn không cung cấp thông tin về kích cỡ hoặc ghi quá sơ sài, cẩu thả thì người mua sẽ cảm thấy khó chịu khi xem hàng. Bên cạnh các thông số như S, M, L… với áo hay 26, 27, 28… với quần, nếu có thể, bạn nên ghi thêm các thông tin khác càng chi tiết càng tốt. Chẳng hạn, nếu bán quần áo mới, bạn có thể cung cấp thêm: Áo bó sát ở phần eo/mông, áo dáng rộng, quần côn dài qua mắt cá chân… Nếu bán quần áo cũ, nhớ check lại thông tin kích cỡ ở tag sản phẩm và cung cấp thông tin đó trên mạng cho khách hàng.

Hình ảnh rất quan trọng

Bạn có muốn mua một bộ quần áo nào đó mà bạn không được nhìn thấy chúng? Tất nhiên là không rồi. Nếu để ý, bạn có thể nhận thấy những cửa hàng trực tuyến cung cấp hình ảnh về sản phẩm một cách chu đáo sẽ bán chạy hơn nhiều so với những cửa hàng cung cấp hình ảnh sơ sài. Do đó, nếu có thể, bạn nên nhờ người mặc mẫu quần áo rồi chụp đưa lên mạng. Trang phục được chụp càng nhiều góc độ càng tốt. Nếu không có mẫu, bạn có thể chụp ảnh trang phục với manơcanh. Chất lượng hình ảnh cũng rất quan trọng. Những bức ảnh rõ nét, có stylist ấn tượng sẽ thu hút khách hàng hơn những bức ảnh được chụp cẩu thả bằng máy ảnh 3.2 megapixel…

Người mua luôn muôn biết chất liệu vải

Khi ngắm quần áo được chụp qua mạng, không phải lúc nào khách hàng cũng có thể đoán được chất liệu của chúng trong khi loại và chất lượng vải của quần áo lại rất quan trọng đối với người mua. Vì thế, hãy mô tả chi tiết chất liệu – thô hay mềm, dày hay mỏng, may máy hay may tay… bất kỳ thứ gì giúp khách hàng hình dung và cảm nhận được chất liệu vải.

Không nên coi thường sự trung thực

Không có điều gì khiến khách một đi không trở lại nhanh hơn bằng việc khiến họ cảm thấy thất vọng và bị lừa. Nếu bạn bán quần áo cũ, hãy cung cấp thông tin về những vết rách nhỏ, chất liệu bị sờn, vết ố, phai màu hoặc các vùng bị bẩn khác… Hãy cung cấp bất kỳ thông tin nào mà một người kỹ tính và sành thời trang muốn kiểm tra trước khi khoác chúng lên người và nếu cần, hãy sử dụng những cụm từ mô tả chung như “mới mua được 3 tuần và chỉ mặc đi diễn thời trang”… Nếu không, khi tận mắt nhìn thấy món hàng, người mua sẽ cảm thấy tức giận.

Ship hàng cẩn thận

Quá trình ship hàng cũng giữ vai trò rất quan trọng, đặc biệt đối với những khách hàng ở xa bởi quá trình chuyển hàng có thể gây ra nhiều vấn đề không mong muốn cho sản phẩm, chẳng hạn như bị bẩn, bụi, mưa gió, rách, nhàu… Những món hàng được gói bằng giấy thường và không được niêm phong cẩn thận sẽ dễ bị hư hỏng. Do đó, mặc dù gói bằng giấy thường sẽ giúp bạn cắt giảm chi phí nhưng bạn nên dùng giấy gói chống rách hoặc bằng plastic thay vì bằng giấy thường. Niêm phong cẩn thận để tránh bị giây bẩn trong quá trình vận chuyển. Đối với những món hàng mà hình dáng là một điều quan trọng (như mũ, hoặc một số loại giày…), hãy gói cẩn thận và vận chuyển bên trong hộp. Như vậy khách hàng không bị thất vọng và tức giận khi nhận được hàng.

Tạo ra và nhấn mạnh dấu ấn riêng cho sản phẩm của bạn

Quần áo là loại hàng hóa mang dấu ấn cá nhân khá rõ. Không giống như với hàng điện tử hay máy tính, khách hàng biết chính xác cấu hình muốn mua và thậm chí còn nó rõ model mà họ muốn, khi bán quần áo, bạn phải làm sao để khiến người mua muốn một loại hàng hóa cụ thể của bạn thay vì một món hàng khác, kiểu dáng khác, màu sắc khác của một người bán hàng khác. Nếu giá sản phẩm của bạn rẻ hơn nhiều sản phẩm khác, hãy nói rằng người mua có thể so sánh giá cả của chúng với các cửa hàng khác. Hoặc nếu sản phẩm của bạn được những người nổi tiếng nào đó đã từng mặc hoặc đang sử dụng hay được tạp chí thời trang nào đó giới thiệu thì đừng quên cung cấp thông tin đó, kèm theo hình ảnh thì càng tốt. Nếu sản phẩm của bạn tốt về chất lượng, hãy nhớ nói điều đó cho khách hàng biết, chẳng hạn, đó là hàng xách tay, hàng tự làm hoặc chất liệu len quý hiếm hoặc thậm chí “nó khiến bạn cảm thấy đẹp ngay từ giây phút khoác lên người”. Hãy trung thực nhưng bên cạnh đó, học cách bán hàng có chiến lược vì trong lĩnh vực quần áo, việc tạo ra dấu ấn riêng là rất quan trọng.

Kiểm tra hàng cẩn thận trước khi gửi

Kiểm tra hàng cẩn thận trước khi gửi và hạn chế đến mức tối đa những điều khó chịu cho khách hàng. Điều này rất quan trọng bởi chúng sẽ khiến khách hàng hài lòng và quay trở lại mua hàng của bạn. Chẳng hạn, nếu bạn bán quần áo cũ, bạn nên giặt và là lượt lại trước khi chuyển hàng. Đánh bóng giày trước khi đóng gói. Nếu trang phục có phụ kiện đi kèm như hoa, thắt lưng, nhớ đóng gói chúng kèm theo món hàng chính. Nói chung, cố gắng để khách hàng cảm thấy hài lòng như đang tự tay mình đi mua và chọn được trang phục ưng ý chứ không phải cảm giác thất vọng và tức giận khi nhận hàng. Hãy làm cho họ cảm thấy yêu thích món hàng ngay khi nhận được chúng.

Mở cửa hàng bên ngoài

Nhiều người chọn bán hàng trực tuyến vì không có điều kiện mở cửa hàng bên ngoài. Nhưng sau một thời gian bán háng trên mạng, nếu có đủ điều kiện, bạn nên kết hợp với việc cửa hàng offline. Như thế, khách hàng có điều kiện đến xem và thử hàng trực tiếp đồng thời sẽ mở rộng mạng lưới bán hàng và số lượng khách hàng của bạn.

7 online

Thế nhưng không phải “ông chủ bà chủ nào” cũng có thể bán đắt hàng như tôm tươi đâu nhé, buôn bán là cả một nghệ thuật đấy, nhất là lại bán hàng online. Hãy tham khảo 7 tuyệt chiêu mà iOne mách nước cho bạn dưới đây, bạn thử áp dụng xem khách hàng có gọi điện rào rào không nào.

1.Thái độ

Hãy luôn tỏ ra nhiệt tình, vui vẻ và thậm chí bạn có thể pha trò để tạo sự thân thiện và thoải mái đối với các “thượng đế” dù ở bất kì độ tuổi nào nhé!

Thương lượng giá cả quyết đoán nhưng mềm mỏng, đừng nóng vội đấy! Đôi khi bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian với một khách hàng, nhưng đừng bao giờ tỏ ra khó chịu hay mất kiên nhẫn. Hãy cứ thoải mái, nếu hiện tại khách hàng chưa quyết định mua hàng, không sao cả, họ có thể sẽ là khách hàng tiềm năng trong tương lai. Nếu bạn khó chịu thì có thể họ sẽ mua những cạch mặt luôn tới già í!

2. Rao hàng

Mình nhấn mạnh khi bán hàng online thì sự trung thực là rất cần thiết! Tuyệt đối không nên rao những lời rao có cánh nhưng mơ hồ “tuyệt đẹp , cực chuẩn , mới lắm , xịn lắm , tốt lắm” vì người mua không đánh giá được chất lượng món hàng. Cũng đừng nên chém gió, lấm liếm khuyết điểm của món hàng hay nói dối.

Lời khuyên là nên rao hàng đúng với tình trạng thật, có thể nói giảm nói tránh, nên rao bằng cách đánh giá khách quan, ví dụ: “hàng mới 93% , xài ổn định chưa thấy lỗi, thích hợp nữ xài, pin tốt trung bình 3 ngày”, “vải 100% cotton mát, đường may đẹp, chưa mặc lần nào; “máy xước vài đường do để túi quần rút ra rút vô, nhìn chung đẹp 85%, pin hơi chai xài trên 1 ngày, mua pin mới chỉ 50k … ”

Những lời rao chân thật, dí dỏm này sẽ khiến bạn tạo thiện cảm với các “thượng đế” khó tính nhất.

3. Hình ảnh sản phẩm

100% nên có hình ảnh sản phẩm, chụp càng nhiều ảnh và càng chi tiết các góc độ thì càng tốt. Nên chụp những góc đẹp nhất của sản phẩm , nếu sản phẩm có lỗi thì nên chụp chỗ lỗi đó sao cho trông ổn nhất.

Nên chụp sản phẩm thật của mình chứ đừng copy những hình ảnh của những trang web khác, khách hàng dễ đánh giá bạn “lừa tình” khi đến xem sản phẩm đấy. Nếu không có ảnh, hãy chú thích rõ rang và miêu tả về sản phẩm thật cụ thế hơn cho khách hàng biết.

4. Giá cả

Nên nắm giá trị trường của sản phẩm thật tốt , ông bà ta có câu “biết mình biết ta trăm trận trăm thắng” mà!

Bán giá cạnh tranh nhất có thể, nếu giá bán của mình rẻ hơn giá thị trường thì nhất định phải đưa số liệu ra so sánh để khách hàng biết được.

Còn nếu giá bán của mình mắc hơn thì lại càng phải đưa số liệu ra so sánh và nêu những ưu điểm của sản phẩm mình kèm chú thích tại sao giá mắc hơn, mắc hơn chút đỉnh nhưng lại hay hơn ở điểm nào, chất lượng đảm bảo ra sao,…

5. Bảo hành

Không dành cho những ai đang có ý định lừa đảo nhé ! Một khi đã buôn bán thì cần nhất là giữ chữ tín, bất kể hình thức kinh doanh là online hay offline đi chăng nữa, bạn nên nêu rõ chế độ bảo hành và hình thức bảo hành cho sản phẩm của mình nhé.

Chỉ cần một vài lời phàn nàn comment trực tuyến là đủ để “hạ gục” bạn đó! Nhưng những lời cảm ơn vì đã được bạn chăm sóc nhiệt tình thì hiệu quả cực kì cao, ai chẳng muốn mua bán với người có uy tín, nhỉ!

6. Thông tin người bán

Bạn cần post thông tin của mình một cách chính xác, đầy đủ họ tên, địa chỉ bán hàng, thông tin liên lạc và số tài khoản để tạo niềm tin cho người mua. Nếu cần có thể post thêm những người có thể đảm bảo cho bạn để gia tăng lòng tin. Sẽ chẳng ai dám gửi tiền mua hàng online cho một người xa lạ cách mình đến cả ngàn km nếu không có những thông tin xác thực, teen nhỉ!

7. Định giá hàng 2nd

Hàng second hand là một trong những sản phẩm bán khá chạy, định giá hàng chính xác sẽ giúp bạn dễ dàng bán được chúng mà không sợ hớ.

Cách đơn giản cực. Bạn hãy lấy giá trị sản phẩm chia cho tổng thời gian bảo hành , nếu sản phẩm đã sử dụng qua bao lâu thì cứ bấy nhiêu đó trừ ra. Ví dụ : điện thoại mua mới chính hãng là 3tr , bảo hành 12 tháng ; bạn xài 4 tháng rồi thì giá trị sản phẩm sẽ còn khoảng [ 3 – ( 3/12 x 4 ) ] = 2triệu ! Khi đó bạn có thể rao hơn 2tr một chút để người mua còn trả giá nữa. Tất nhiên, tất cả chỉ là tương đối, không thể có cách tính chính xác cho tất cả các loại sản phẩm được, bạn vẫn phải dựa theo giá thị trường nữa mà.

Cùng Danh Mục

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *